Thursday, April 30, 2009

Thoái trào hay thoái thác?



Thế là ngày 30/4 này, chúng tôi không tổ chức họp lớp được, một thông lệ đã được duy trì 8 năm nay đành phải gián đoạn. Trong bàn cà phê buổi sáng, những ý kiến bình luận khác nhau. Khi tiêu chí của những kỳ họp lớp còn mờ mịt, chẳng lẻ những người bạn học củ gặp nhau chỉ là dịp để ăn nhậu thôi sao? Những bạn ở xa ít gặp thưa vắng dần, số có mặt ngày càng ít đi. Quanh đi quẩn lại vẫn những khuôn mặt tuần nào cũng gặp. Có thể gọi đó là sự “thoái trào” được không? Năm nay, Trạch “né” không đứng ra tổ chức họp lớp nữa. Kể cũng tội cho cậu ấy. Trưởng ban nào cũng oai, nhưng “ Trưởng ban liên lạc Hội cựu học sinh” thì chán thật. Biết làm sao được, khi đến lúc Trạch phải “thoái thác” rồi. Dù gì đi nữa, bọn tôi cũng tiên tiếc và nhớ nhất những kỳ họp lớp đông đủ đã qua….

Tuesday, April 28, 2009

Cúm lợn

Mấy hôm nay, báo chí loan tin đã xẩy ra một đợt dịch “cúm lợn” ở Mexico và có khả năng lây lan toàn thế giới. Loại virus H1N1 gây bệnh này có nguồn gốc từ lợn, nhưng điều nguy hiểm ở đây là nó có thể truyền từ người sang người và hiện đến nay vẫn chưa có thuốc chữa kể cả vắc xin phòng bệnh. WHO báo động đến toàn thế giới, mọi người đều hoang mang. Có lẻ nên bình tâm và xem qua bài báo này để biết phải làm gì cái đã. Hảy bấm vào đây:

Wednesday, April 22, 2009

Suy thoái kinh tế



Suy giảm kinh tế hay suy thoái kinh tế, được nêu lên khi 1 nền kinh tế gặp khó khăn về việc duy trì nhịp độ tăng trưởng và đang đối mặt với khả năng tăng trưởng âm, thậm chí là khủng hoảng kinh tế. Hôm qua, nói chuyện với Hiệp mới biết cơn suy thoái kinh tế đang diễn ra ở Mỹ trầm trọng hơn mình tưởng nhiều. Kinh doanh ế ẩm, sản xuất đình đốn và cuối cùng lao động bị sa thải hàng loạt là hệ quả tất yếu. Nhà hàng anh chỉ còn 50% lượng khách, nhà máy anh đang làm việc đã giảm bớt nhân công mấy đợt rồi. Kỳ nâng lương năm nay của anh bị gác lại, may mà anh vẫn còn việc làm. Xem báo, nghe Obama lạc quan về tia sáng cuối đường hầm, nhưng xem chừng Hiệp có vẽ chưa tin tưởng lắm.

Monday, April 20, 2009

Chiến thuật kinh doanh



Chiến thuật kinh doanh là vũ khí quan trọng nhất trên thương trường, trong đó nghệ thuật tiếp thị và quảng cáo là cái quyết định. Cũng là dân kinh tế, nhưng nhìn các chiêu thức tiếp cận khách hàng của các công ty nước ngoài thật đáng nể phục. Tuần vừa rồi, nhận email của đại diện một công ty Du Lịch ở Singapore đề nghị đăng quảng cáo trên blog, Cứ thắc mắc không biết nhân lực đâu và thời gian đâu để họ có thể tìm kiếm ra 1 blog nhỏ nhoi của mình trong một thế giới net bao la. Ngẩm lại, không phải chỉ trong kinh doanh, trong cuộc sống cũng khối người tạo scandal để nổi tiếng đó thôi. Sản phẩm sản xuất ra dĩ nhiên phải quảng bá, cho mọi người biết để tiêu thụ rồi. Còn con người sinh ra trong trời đất, há phải làm điều gì đó để đời chăng?

Tuesday, April 14, 2009

Tiếng máy Nhà đèn


Hôm nay, tôi có dịp đi ngang qua đường CMT8, chợt thấy 1 ngôi nhà mới khang trang dùng làm trụ sở của Điện lực tỉnh. Tòa nhà 3 tầng màu hồng nhạt ương phản hoàn toàn dảy nhà sắt màu xanh, hình dáng như những toa tàu của nhà máy đèn củ đã tồn tại hàng trăm năm nay ngay ở nơi này. Không gian sao thật im ắng. Tự nhiên chợt nhớ đến người bạn, xưa nhà ngay cạnh đây và nghe đâu đó như văng vẳng tiếng ầm ầm của máy Nhà đèn xưa. Lúc ấy, điện phát ra thì chẳng bao nhiêu nhưng tiếng kêu rên của những cổ máy diesel già cỗi thì thật ấn tượng. Điều lạ lùng là anh bạn tôi lại rất thích những tiếng động chói tai này, nó gắn bó từ lúc anh mới sinh ra và như anh tâm sự “những đêm thiếu nó tao gần như không ngủ được”. Bây giờ, dù ở đâu đi nữa, nhưng tôi tin chắc rằng tiếng máy nhà đèn khi xưa sẽ mãi là nhưng kỷ niệm khó quên mang bóng hình quê hương đối với anh. Không biết, có lúc nào đó, trong giấc mơ anh có gặp lại âm thanh quen thuộc này không?

Friday, April 10, 2009

Xa và gần




Nhiều người nghĩ khái niệm “xa và gần” chỉ để đo dộ dài thời gian hay không gian. Gắn với thời gian, người ta nói xa lắm rồi hay gần đây thôi, gắn với không gian người ta nói xa quá hay gần gủi. Nhưng thật ra “ xa và gần” là một khái niệm vô cùng trừu tượng để lượng hóa mọi thứ trên đời. Tán dóc có thể diển đạt “nói giăng, nói cuội”, Muốn đề nghị người khác không nói vòng vòng nữa mà nói thẳng vào vấn đề : “nói xa xôi làm gì, cứ nói thẳng đi, anh muốn gì?”v.v… Sau này, thậm chí trong ngôn từ bình dân “gần” còn có nghĩa là “không bao giờ có”. Nhưng tôi thích nhất khái niệm “xa và gần” mà Trịnh Công Sơn sử dụng trong bài “em đi bỏ mặc con đường”. Hình như ông ám chỉ “xa” chỉ là người “con gái” ông yêu đã rời bỏ ông, còn tất cả mọi thứ đều “gần”, kể cả “trăng sao” bỏ mặc nó ngay trước mặt “ thằng tôi”. Hảy bấm vào đây để nghe: http://nghenhac.info/Nhac-Viet-Nam/Nhac-tre/84069/Em-di-bo-mac-con-duong-Quach-Thanh-Danh.html