Wednesday, November 9, 2011

Sự tiết kiệm





Mấy hôm nay, báo chí đăng nhiều về bài văn của cậu học trò nghèo ở Hà Nội, tả thực câu chuyện gia đình mình làm lay động lòng người. Vì thương mẹ, bệnh tật tốn kém, trong lúc chưa làm ra tiền, cậu chọn con đường tiết kiệm, từ nhịn ăn sáng đến dùng muối vừng thay thức ăn… Câu chuyện gây xúc động vì tấm lòng hiếu thảo của cậu bé, nhiều hơn là cách làm của cậu. Tuy nhiên, không ai trách cậu về điều này, thay vì kiêng khem cậu có thể tìm việc làm thêm, để phụ giúp mẹ. Mọi người hiểu, có lẻ bởi vì cậu không còn thời gian trong khi vừa phải đầu tư cho việc học, học thật giỏi như mong muốn của mẹ, vừa phải chăm sóc mẹ. Người xưa luôn đặt “Cần” trước “Kiệm”, có ý nói phải luôn cần để có, rồi mới kiệm. Tuy nhiên, dân Á đông, đặc biệt dân xứ nghèo như Viêt Nam mình, luôn đặt kiệm lên hàng đầu. Người phương tây to khỏe, năng động, phải làm, làm cật lực, và phải tiêu xài, vừa đáp ứng nhu cầu XH (dịch vụ phát triển), vừa đáp ứng nhu cầu cá nhân, để có sức… cày ra nhiều tiền hơn. Đó là tiền đề phát triển. Cho nên, họ phát triển nhanh nhưng nếu có khủng hoảng, họ thiệt hại nhiều nhất! Nhớ hôm trước, Chủ tịch Nước về TN nói chuyện, ông có nhắc lại khi thế giời ảnh hưởng rất nhiều do khủng hoảng kinh tế, VN mình cũng bị tác động, nhưng ít hơn nhiều và cũng vượt qua nhanh hơn. Ông nói vui, VN lao động nông nghiệp rất đông, cuộc sống đa phần thật đạm bạc.Nhiều khi, người nông dân mình chỉ cần cơm rau và ít cá khô là xong bửa. Công việc tự làm, ít sử dụng dịch vụ. Do vậy, họ vượt qua khủng hoảng kinh tế nhẹ nhàng, không quá…oải như phương Tây. Ngẩm lại ông nói thật chí lý, vậy nên có lúc người ta nói “tiết kiệm là quốc sách” cũng hay. Theo tôi, sự tiết kiệm, còn là đức tính quý giúp chúng ta, trân trọng giá trị lao động, tiết chế dục vọng, điều tiết đạo đức…nữa chú!

Wednesday, October 19, 2011

Họp lớp đại học




Lâu lắm rồi mới có dịp gặp gỡ được bạn bè đại học đông như thế. Sau ngày ra trường, tứ tán khắp nơi nên hiếm khi gặp mặt đông đủ. Nhân kỷ niệm 35 năm thành lập trường, nhờ Hùng topo, Hà Sơn vận động tích cực và được Ngân (bây giờ là Hiệu Phó của trường) ủng hộ, đứng ra tổ chức gặp gỡ toàn Khóa 7. Thật là đông, thật là rôm rả. Bọn chung lớp, thì thỉnh thoảng còn gặp nhau, nhưng các đứa lớp khác, thì đúng là gần 30 năm nay mới gặp lại. Một số còn nhận ra, còn lại nhìn chung đều…lạ hoắc, dù ngày xưa vẫn ở cạnh phòng KTX, ra vô trường gặp nhau hàng ngày. Đúng là dân Kinh tế thật, mặc dù kiến thức thời bao cấp, nhưng ở đây cũng xuất hiện khá đông những đại gia tầm cở thời buổi kinh tế thị trường này. Nhưng chắc là không ít đứa còn khó khăn.....không có mặt ở đây

Monday, September 19, 2011

Khu di tích TW Cục




Nhiều tuần lể trôi qua, chủ yếu cho công việc. Những đợt công tác nối tiếp nhau. Khắp các huyện, các xã. Sáng đến chiều, rồi lại sáng đến chiều. Dai dẳng, mỏi mệt. Xen kẻ được vài ngày nghỉ lễ, cà phê tán gẩu với mấy thằng bạn tâm giao. Một ngày đưa anh bạn, chủ bút tạp chí Ngành, tham quan TW Cục. Năm nào cũng có dịp đưa khách đến đây, không thay đổi gì nhiều, nhưng trên đường đã thấy thấp thoáng một số công trình đang xây dựng. Ai đã từng đi qua cuộc chiến, từng sống trong giai đoạn chiến tranh, đều muốn nhìn lại, dừng lại rất lâu trước các kỷ vật trưng bày, trầm ngâm hồi tưởng. Những cô cậu thanh niên, chỉ một số ít còn lắng nghe người thuyết minh, còn số đông hình như rất vô tư, hờ hững, chạy nhảy, đùa giởn, cứ như đang tham quan…. vườn Bách thảo. Trên đường về, ghé huyện, giới thiệu khách thưởng thức món bò nướng Tây Ninh.

Wednesday, August 17, 2011

Chuyện mua bán trên mạng




Hôm qua ghé cửa hàng của Quế sửa máy vi tính, trong lúc chờ thợ làm, được cậu giới thiệu trang web mua bán do nhóm cậu thực hiện vừa mới khai trương được vài tháng. Giao diện khá đẹp, nội dung phong phú, hàng ngày trên 2000 lượt người truy cập. Một thành công bước đầu rất khả quan. Hỏi thăm về hiệu quả, Quế cho biết đến nay vẫn chủ yếu là đầu tư, tất cả dịch vụ đều miễn phí, thỏa thú đam mê là chính. Nghĩ cũng hay, với những thao tác máy tính, họ đã xây một ngôi chợ thật khang trang, hàng hóa phong phú, hàng vạn lượt người đã vào ra mua bán tấp nập. Không kể hết bao nhiêu giao dịch đã thực hiện thành công, nhờ tay họ. Mừng một thị trượng mua bán trên mạng của tỉnh được hình thành. Mừng cho tỉnh nhà, vẫn còn nhiều kỹ sư tin học tâm huyết đóng góp cho quê hương. Giờ đây mua bán gì, chẳng cần đi đâu xa, ngồi nhà chick chuột, một cú phone, thế là xong, có khi bạn hàng, ở ngay cạnh nhà mà không hay.

Friday, August 12, 2011

Vào tứ kết giải cầu lôngThế giới




Thế là rạng sáng nay, Tiến Minh đã dễ dàng vượt qua Ponsana (Thái lan) 2-0 để vào vòng tứ kết giải Vô địch cầu lông Thế giới. Đối thủ tiếp theo của anh sẽ là tay vợt số ba thế giới Peter Hoeg Gade (Đan Mạch), một nút chặn khó khăn hơn nhiều. Không biết Minh có tiếp tục thành công hay không, nhưng ít ra đến đây, có thể nói anh đã hoàn thành sứ mệnh, chứng minh đẳng cấp Top 10 TG của mình. Thể trạng người Việt thấp bé, nhưng linh hoạt. Do vậy, ngoài võ thuật, môn cầu lông rất thích hợp. Chơi cầu lông gần như phải vận dụng toàn thân, mắt quan sát tinh, óc phán đoán chính xác điểm cầu rơi, để chân di chuyển nhanh chọn vị trí thích hợp và cuối cùng tay phải vô cùng uyển chuyễn, lúc cương, lúc nhu để lừa được đối thủ. Một người chơi cầu lông hay, xem họ chơi giống như đang múa võ. Do vậy, chơi cầu lông rất mất sức, tuổi thọ nghề nghiệp không cao. Tiến Minh đã gần 30, khoảng trống lực lượng sau lưng là một quảng dài. Tiếc cho sự đầu tư chưa đúng mức của nhà nước cho môn thể thao rất thích hợp với người Việt này.

Tuesday, August 9, 2011

Chuyện về vàng


Khi giá vàng sáng nay dựng lên đến 45,5 triệu một lượng đã khiến ai cũng phải quan tâm, kể cả những công chức quèn mức lương tròm trèm 1-2 chỉ. Không ít người ‘sốc” và sẽ có rất, rất nhiều người tặc lưởi “tiếc” giá như đừng mua, đừng đầu tư…, cứ để vàng, cứ mua vàng cất thì…Hàng trăm lý do để tiếc trên cuộc đời này, giá như tôi phải làm thế này, giá như tôi đừng thế kia, nhưng đừng bao giờ tiếc vì không mua sắm cái này, không đầu tư vào cái kia. Bởi vì, đơn giản thôi, ai cũng mua vàng cất, thì quan hệ xã hội sẽ không tồn tại, không đầu tư, không sản xuất, không trao đổi hàng hóa và cuối cùng thì không có thứ gì để ăn, và ….chết đói thôi. Hảy quan niệm vàng là một phương tiện lưu trữ vốn “thực sự nhàn rổi “ tốt nhất trong một thời gian nhất định nào đó. Đừng quan tâm giá vàng, dư chưa dùng đến mua vài chỉ để đấy, cần mua sắm, đầu tư cứ bán ra "mắc rẽ, mặc kệ". Thế thôi, khỏe re, nhẹ óc.

Friday, August 5, 2011

Thác Voi






Xong Hội nghị ở Đà lạt đã đến chiều, về luôn nhà thì xa quá không thể nào kịp trong đêm. Anh em bàn thôi cứ xuôi qua đèo Tà Nun về khu vực thị trấn Na Ban- Lâm Hà nghỉ ở nhà bác của Phong, để mai về sớm cho tiện. Thấy cũng hay, đồng ý luôn. Thế mới có dịp được thăm thác Voi, một vẽ đẹp thiên nhiên hoang sơ hiếm hoi ở vùng đất cao nguyên này. Một khung cảnh mà phải 30 năm trước, Prenn, Datanla, Cam ly mới có được. Bây giờ, cảnh quan các nơi này, bị thương mại nhiều quá, trải dài từ cổng toàn những kiot, phông giả, nhà cảnh … trông cứ như một khu hội chợ. Truyền thuyết xa xưa về nàng sơn nữ thủy chung khóc đợi chồng, làm lay động lũ voi rừng. Tiếng thét đồng cảm của đàn voi đã làm rung chuyền núi rừng, long trời, lở đất tạo thành ngọn thác hùng vĩ ngày nay. Văng vẳng câu chuyện kể hòa lẫn trong âm vang ầm ầm tiếng thác đổ, giữa không gian núi rừng hoang sơ, vắng vẽ… một cảm giác như lạc hẳn vào thế giới xa xăm trong câu chuyện

Thursday, July 14, 2011

Sự cảm nhận thời gian



Quá lâu để quay lại trang blog, nhưng lại cảm nhận sự quá nhanh của thời gian. Tất cả đều tương đối. Đôi bạn gái đang “tám” chuyện tình cảm hay mấy anh chàng huyên thuyên bên bàn nhậu, vài giờ trôi qua thật chóng vánh. Nhưng sự chờ đợi một điều gì, một ai đó hay để làm một việc gì đó, thì dù chỉ là 1 giờ cũng cảm thấy quá lâu. Không phải là thời gian kéo dài ra, mà vì chính lúc đó ta đang “gậm nhấm” hay cảm nhận thấm thía nhất về thời gian. Hay có thể nói, thời gian qua mau chỉ là do ta “nuốt vội” mà thôi. Không ai phủ nhận “thời gian là vàng” hãy tận dụng vì nó có hạn. Nhưng đôi lúc phải cảm nhận thời gian mới thấy quý nó. Trên đường đi công tác các xã , dừng chân ở quán nước bên đường để chờ đến buổi làm việc chiều. Trải nghiệm những phút giây cảm nhận về thời gian thật là hay, ở một không gian quá tuyệt vời!

Tuesday, May 31, 2011

Chuyện về giấc mơ



Các chuyên gia cho rằng, hể ai đã ngủ thì bao giờ cũng mơ. Chỉ có điều nếu giấc mơ kết thúc sớm hơn 10’ trước khi tỉnh giấc thì người ta hầu như không nhớ gì hết, nên cứ tưởng mình không mơ. Thực ra, chuyện diễn ra trong giấc mơ là tổng hợp những gì người ta đã từng thấy, từng trải qua, hoặc đang mong muốn xẩy ra, thậm chí lo sợ xẩy ra…. Vài tuần trước, khi kể lại giấc mơ cho Liên nghe, chỉ ít hôm sau chuyện xẩy ra gần giống như vậy, cô trố mắt ngạc nhiên đến mức ’nổi da gà” cứ như mình biết trước mọi chuyện. Thực ra, đối với người thân gia đình, hoặc những người bạn gần gủi, thường rất đồng cảm nhau. Có thể nhận biết được những mối quan tâm lo lắng, những suy nghĩ của đối tượng mình, nhiều khi đeo đẳng đến cả giấc mơ. Điều kỳ lạ là trong giấc mơ, mình thấy được những hành động rất rõ ràng, mà ngoài đời họ cố dấu kín. Những gì mình có cảm nhận nhưng rất mờ nhạt, rời rạc, thì đến giấc mơ, tự nó xâu chuổi lại, diển ra trình tự, rõ ràng cứ như một đoạn phim. Sáng nay, rảnh được ít phút, lang thang trên mạng, thử tìm hiểu xem sau, thấy trang này sao nói rõ quá, chẳng lạ gì nữa.

Saturday, May 7, 2011

Sự diệt vong của Bin Laden và câu chuyện nhà Lincoln




Khi tổ chức khủng bố Al-Qaeda xác nhận thủ lĩnh của họ đã chết và thề quyết trả thù, trong các bản tin sớm nay, thì mọi người mới có thể thở phào, như vậy đúng là tay trùm khủng bố thực sự đã bị tiêu diệt rồi. Mặc dù, thế giới vẫn còn đó những mối lo khủng bố từ tay chân của Bin Laden, nhưng những gì khủng khiếp nhất có thể đã tạm lắng đi, ít nhất cho đến khi bọn họ đào tạo được một thủ lĩnh ghê gớm cở như hắn ta.
Thông báo của tổng thống Obama về việc đã tiêu diệt Bin Laden hầu như ngay tức thời được các trang báo điện tử ở VN loan ra ngay trưa ngày 1/5. Buổi tối, thời sự VTV đưa ngay hình ảnh dân chúng ở Mỹ, đặc biệt thân nhân các nạn nhân vụ 11/9 reo hò vui như thế nào trước Nhà Trắng. Một người chết đi, hàng ngàn người reo hò vui!
Chợt nhớ đến câu chuyện gia đình nhà Lincoln, một trong những vị tổng thống kiệt xuất nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ông đã dạy con:” Khi con cất tiếng khóc chào đời, mọi người xung quanh đều mỉm cười vui sướng chào đón con. Con ơi! Con hảy cố sống như thế nào, để mai này, khi con ra đi, miệng mỉm cười vui sướng, còn bên cạnh con tất cả mọi người đều rơi lệ tiếc thương”
Ngẩm lại, cha của Bin Laden, người thân của hắn ta rất vui sướng chào đón hắn ra đời, nhưng khi ấy chắc chắn không ai ngờ đến kết cục cuộc đời hắn là như vậy.
Một sự trái ngược nhưng lại là chân lý: cái ác, tất yếu phải bị tiêu diệt!

Friday, April 29, 2011

Chuyện thăm bạn ở Mỹ





Lứa bạn học phổ thông của tôi hiện định cư Mỹ cũng khá đông, chỉ tính riêng học cùng lớp thôi cũng gần chục đứa. Trước đây, thông tin liên lạc còn kém, lâu lâu có đứa về thăm quê là tổ chức gặp gỡ nhau cứ như 1 kỳ họp lớp. Bây giờ chuyện điện thoại, email, chat với nhau khá dễ dàng nên cũng thấy gần gủi nhau hơn. Thế nhưng, chuyện đi thăm bạn ở Mỹ thì vẫn còn lạ lẩm lắm. Vậy mà gần đây nghe nhiều chuyện đi thăm bạn ở Mỹ cũng thấy hay hay. Nghe Phương cao su nói, hôm đám cưới con Thành gỗ, Kha kể chuyện nó qua nhậu với mấy thằng ban ở Mỹ, thằng nào cũng tròn xoe mắt. Chuyện đâu là thằng bạn nối khố với nó điện thoại về ghẹo cho vui thôi “ rãnh qua đây nhậu với tao”, ai ngờ tuần sao nó qua bển nhậu thiệt. Về VN còn nhận xét 1 câu ranh rờn, sao qua bển thấy thương tụi nó quá, “ cày như trâu” muốn rủ ….nhậu, cũng không được. Cái cách nổ của thằng “đại gia cao su” này, nghe cũng không biết có nên tin hay không? Nhưng nếu xét theo thu nhập của nó (vài trăm triệu VND/chục ngàn USD mỗi ngày) thì chuyên nó nói cũng có cơ sở chứ không bốc quá đâu. Phương, Thọ qua Mỹ vài lần, nhưng hình như chưa gặp được đứa bạn nào. Hôm họp lớp, nghe Lâm nói sắp có chuyến công tác qua đó, cố tìm số phone mấy đưa bên đó để liên hệ ghé thăm, mà chưa liên lạc được, thấy nó buồn lắm. Thằng rất nhiệt tình với bạn bè thấy cũng thương, cũng cố nhắn với Hiệp, làm sao tổ chức buổi họp lớp ở Mỹ với Lâm, thì thật là vui lắm!

Sunday, April 24, 2011

Họp lớp 2011






Thế là bọn tôi lại gặp nhau như thông lệ hàng năm, nhưng kỳ này đặc biệt hơn vì đúng 30 năm sau ngày ra trường. Một cột mốc xa thâm thẩm, nên chẳng đứa nào muốn nhắc đến con số… quá lớn này làm gì,có lẽ ai cũng sợ thấy mình già quá! Lần này, Trạch mời đủ các thầy cô chủ nhiệm cũ. Thầy Huỳnh Ba, thầy Xuân Lâm đã bước qua tuổi 60 đã lâu. Thầy Chiêu Hiền thì chỉ còn vài tháng nữa là đến hưu rồi. Năm nay, cố tình họp sớm để tránh các ngày Lễ, sợ nhiều đứa đi chơi xa, nhưng cũng chỉ gom được khoản hai chục thôi. Cũng vui, cũng tếu táo với nhau như mọi năm, nhưng với sự có mặt của 3 ông thầy chủ nhiệm, hình như ai cũng thấy mình trẻ đi đôi chút, vì ít ra ở đây cũng có người già hơn mình rất nhiều. Nhắm mắt lại, lẫn trong các âm thanh ồn ào, văng vẳng tiếng gọi thầy thầy, em em vẫn như 30 năm về trước. Có vẽ như ở đây, lúc này ai cũng cảm thấy mình trở lại là đứa học trò nhỏ, nghịch ngợm bên các thầy như thuở nào. Một cảm giác xa xăm, mờ nhạt… Mở mắt ra, nhìn lại,lớp bụi thời gian đang xóa nhòa đi tất cả, chỉ còn ẩn hiện đâu đó các vết nhăn trên khuôn mặt, khóe mắt mỗi người, ngày càng rõ nét hơn mà thôi. Trạch có vẽ cũng xúc động lắm, lặp cà, lặp cập, nhưng ai cũng thương, sự chuẩn bị của cậu được xem là khá chu đáo. Một không gian tách biệt ở khu nhà gỗ cho khung trời kỷ niệm thật quá tuyệt!

Wednesday, April 20, 2011

Mỹ Tho





Thời gian vùn vụt trôi qua, một cảm giác bồng bềnh như đang lơ lửng trên tàu lượn. Gần như suốt 2 tuần quay cuồng với công việc, buông ra ít phút lại giao lưu, tiếp khách, gặp gở bạn bè các ngày nghỉ lễ…. Những hình ảnh đám đông, tiếng cười, nói ồn ào chiếm gần hết các không gian trong bộ nhớ, cứ như mớ hổn tạp bùng nhùng, không mối gỡ mỗi khi ngồi lại trước bàn phím. Suốt một tuần ở miền Tây Nam bộ, hình ảnh các đồng lúa chín vàng ẩn hiện bên cửa xe. Những tiếng chào, bắt tay, cụng ly … rổn rảng với các anh Hai Nam bộ. Trong những ngày ở Mỹ Tho, tranh thủ được buổi tối thăm chú Nam. Chú rất yếu, nhưng ánh mắt còn tinh anh lắm. Cũng liên hệ được với Dũng, thằng bạn ở phòng cạnh bên KTX thời SV, hơn 20 năm rồi không gặp, nhắc lại nhiều chuyện cũ cũng vui. Mới hơn 4 năm trở lại, Mỹ Tho phát triển nhanh quá cơ sở hạ tầng, khu dân cư mới trang trang xây dựng đồng bộ, với tiến độ cây cầu Rạch Miểu bắc qua sông Tiền. Một phút chạnh lòng, không biết bao giờ Tây Ninh bắt kịp….

Monday, March 28, 2011

Tuy Hòa







Gần suốt tuần qua, vi vu ở các tỉnh miền trung, phần lớn thời gian ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Một thành phố vừa tròn 400 năm tuổi, thật thơ mộng và yên bình. Kiến trúc hạ tầng mang dáng dấp cổ kính xen lẫn hiện đại, khá đẹp và khang trang. Một không gian thoáng đãng đến mức… trầm lắng. Điều kiện phát triển một thành phố du lịch ven biển rất thuận lợi, tuy nhiên, Tuy Hòa vẫn còn có những khó khăn nhất định để thu hút du khách, khi nằm giữa 2 thành phố du lịch nổi tiếng hơn là Qui Nhơn và Nha Trang. Thời gian làm việc, hội nghị, tham quan, và ….. tiệc tùng dồn dập, thoáng qua, đã… hết tuần.. Không khí làm việc, gặp gỡ ồn ào, náo nhiệt với bạn bè đồng nghiệp, quá tương phản với không gian thật yên tỉnh ở đây. Một cảm giác đã đến như chưa đến, chút tiếc nuối chưa dành nhiều hơn thời gian để cảm nhận và tận hưỡng không gian thư giãn quá lý tưởng ở thành phố biển yên bình này

Monday, March 21, 2011

Ăn chay




Ngày mai, cúng giỗ chị Hai. Sinh thời, chị là Phật tử rất ngoan đạo và tâm nguyện suốt đời ăn chay trường. Ngày xưa, anh em tôi thương chị lắm, thấy chị làm việc vất vã quá, e không đủ dinh dưỡng, khuyên chị nên xen thịt cá một vài ngày, nhưng chị vẫn quyết tâm với ý nguyện của mình. Chị mất sớm, ông anh Ba tôi khẳng định như đinh đóng cột nguyên nhân do chị ăn chay, thiếu chất, mà lao lực nên sinh bệnh mất mà thôi. Tôi cũng tin như vậy. Mãi sau lâu lắm, tình cờ tìm trong tủ sách kinh kệ của chị quyển sách”Tại sao ta ăn chay?” của một vị đại đức Phật giáo, đọc mới thấy nhiều điều lý thú. Bỏ qua những quan niệm về sát sinh, về dinh dưỡng của thực phẩm từ thực vật không thua kém động vật…, tôi đặc biệt quan tâm những phân tích của ông về nguồn gốc con người. Rõ ràng ta vẫn tin, mình xuất thân từ loại vượn: tay không vuốt để bắt mồi, răng không nanh để xé thịt, từ sơ khai cấu tạo con người rất phù hợp để ăn hoa quả, ngủ cốc mà thôi. Sau này, bệnh tật nhiều, con người mới thấy những tác hại từ thịt mà ra và các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân hãy tăng cường vận động và ăn rau quả! Thấm thoát, chị đã đi xa gần 30 năm, như thường lệ anh em chúng tôi sẽ gặp gỡ nhau, cùng dâng hương và dùng bửa cơm chay, để tưởng nhớ đến chị!