Wednesday, November 9, 2011

Sự tiết kiệm





Mấy hôm nay, báo chí đăng nhiều về bài văn của cậu học trò nghèo ở Hà Nội, tả thực câu chuyện gia đình mình làm lay động lòng người. Vì thương mẹ, bệnh tật tốn kém, trong lúc chưa làm ra tiền, cậu chọn con đường tiết kiệm, từ nhịn ăn sáng đến dùng muối vừng thay thức ăn… Câu chuyện gây xúc động vì tấm lòng hiếu thảo của cậu bé, nhiều hơn là cách làm của cậu. Tuy nhiên, không ai trách cậu về điều này, thay vì kiêng khem cậu có thể tìm việc làm thêm, để phụ giúp mẹ. Mọi người hiểu, có lẻ bởi vì cậu không còn thời gian trong khi vừa phải đầu tư cho việc học, học thật giỏi như mong muốn của mẹ, vừa phải chăm sóc mẹ. Người xưa luôn đặt “Cần” trước “Kiệm”, có ý nói phải luôn cần để có, rồi mới kiệm. Tuy nhiên, dân Á đông, đặc biệt dân xứ nghèo như Viêt Nam mình, luôn đặt kiệm lên hàng đầu. Người phương tây to khỏe, năng động, phải làm, làm cật lực, và phải tiêu xài, vừa đáp ứng nhu cầu XH (dịch vụ phát triển), vừa đáp ứng nhu cầu cá nhân, để có sức… cày ra nhiều tiền hơn. Đó là tiền đề phát triển. Cho nên, họ phát triển nhanh nhưng nếu có khủng hoảng, họ thiệt hại nhiều nhất! Nhớ hôm trước, Chủ tịch Nước về TN nói chuyện, ông có nhắc lại khi thế giời ảnh hưởng rất nhiều do khủng hoảng kinh tế, VN mình cũng bị tác động, nhưng ít hơn nhiều và cũng vượt qua nhanh hơn. Ông nói vui, VN lao động nông nghiệp rất đông, cuộc sống đa phần thật đạm bạc.Nhiều khi, người nông dân mình chỉ cần cơm rau và ít cá khô là xong bửa. Công việc tự làm, ít sử dụng dịch vụ. Do vậy, họ vượt qua khủng hoảng kinh tế nhẹ nhàng, không quá…oải như phương Tây. Ngẩm lại ông nói thật chí lý, vậy nên có lúc người ta nói “tiết kiệm là quốc sách” cũng hay. Theo tôi, sự tiết kiệm, còn là đức tính quý giúp chúng ta, trân trọng giá trị lao động, tiết chế dục vọng, điều tiết đạo đức…nữa chú!